Sản xuất lươn giống thu bạc tỉ

Nhiều năm qua, ông Huỳnh Văn Ri (Hai Ri, ấp Long Công, xã Phú Lộc, H.Tam Bình, Vĩnh Long) đã truyền nghề cho các con để cùng sản xuất lươn giống bán khắp cả nước, thu về tiền tỉ mỗi năm.

bể nuôi lươn
Ông Hai Ri bên các bể nuôi lươn của gia đình - Ảnh: Thanh Đức

Thuần hóa lươn đồng

Năm 2008, ông Hai Ri là người khởi xướng phong trào nuôi lươn đồng và sản xuất lươn giống ở Tam Bình. Ông Hai Ri kể lúc đó việc đầu tiên ông làm là tự đi bắt lươn nhỏ ngoài đồng để vào bể nuôi, sau đó ông đi bắt ốc về cho lươn ăn. Việc làm này tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn do lươn đồng sống trong môi trường tự nhiên khó thích ứng, chậm ăn và kém phát triển trong môi trường nuôi nhốt. Thế nhưng, với các kiến thức đã có cộng thêm lòng kiên trì, ông Hai Ri đã thành công trong việc “thuần hóa” lươn đồng, số lượng lươn con trên dần phát triển tốt. Do điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn nên ông Hai Ri đầu tư ban đầu chỉ có 3 bể nuôi thô sơ. Để nâng cao hiểu biết và tìm nguồn tiêu thụ lươn giống, ông Hai Ri chủ động tham gia hội thảo, tọa đàm về sản xuất nông nghiệp ở các địa phương trong vùng.

Không phụ lòng kiên trì, trong năm 2009, ông Hai Ri thu hoạch được 10.000 con lươn giống. Đến năm 2013, ông đã phát triển được 30 bể kiên cố trên diện tích 2.000 m2 và năm đó ông bán được 300.000 con lươn giống (trong đó miền Bắc khoảng 80.000 con, miền Trung 20.000 con, còn lại là các địa phương trong vùng) thu lời hơn 1 tỉ đồng. Kế hoạch năm 2015, ông Hai Ri sẽ xuất bán từ 500.000 - 800.000 con lươn giống tại các tỉnh, thành trong cả nước, lời khoảng 1,5 tỉ đồng. Trong 2 năm qua, cũng có nhiều người ở Nhật và Hàn Quốc đến đăng ký mua nhưng ông chưa ký hợp đồng vì số lượng giống không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Truyền nghề cho con

Từ những kinh nghiệm rút ra được trong quá trình thuần dưỡng và ươm lươn giống từ lươn đồng, ông Hai Ri đã truyền đạt cho các con để cùng sản xuất. Theo ông Hai Ri, những bể nuôi lươn chủ yếu đặt ở nơi đất cao gần cạnh nhà; sử dụng bạt chứa nước, bùn, lục bình và một số loại rau để tạo môi trường gần giống với tự nhiên. Chiều cao mỗi bể từ 1 - 1,3 m, mực nước trong bể trung bình từ 20 - 30 cm, phải thay nước mỗi tuần từ các ao lắng không nhiễm mầm bệnh. Ông Hai Ri khoe: “3 con của tôi đã học hỏi từ kinh nghiệm của cha nên tiếp tục theo nghề sản xuất lươn giống. Năm 2013, mỗi đứa đã xuất bán được cả trăm ngàn con lươn giống và phát triển thêm từ 10 - 15 bể nuôi.

Hiện các con của ông Hai Ri như anh Huỳnh Ngọc Giàu (xã Song Phú, H.Tam Bình) có 10 bể, hằng năm sản xuất khoảng 100.000 con; anh Huỳnh Ngọc Ẩn (xã Hòa Hiệp, H.Tam Bình) có 15 bể, sản xuất 150.000 con; chị Huỳnh Thanh Thủy (xã Mỹ Thạnh Trung, H.Tam Bình) có 10 bể, sản xuất trên 100.000 con… Còn người con út Huỳnh Đức Trọng (22 tuổi) đang là sinh viên năm cuối của Trường CĐ cộng đồng Vĩnh Long chuyên ngành thủy sản sẽ cùng ông Hai Ri phát triển nghề nuôi và ươm lươn giống của gia đình…

Sau khi có những thành công, ông Hai Ri hay giúp đỡ bà con nghèo tại ĐBSCL bằng cách bán lươn giống giá rẻ và sẵn sàng đi đến tận nơi hướng dẫn cách chăm sóc, sản xuất lươn thịt. Ngoài ra, ông Hai Ri còn thuê nhiều người nghèo ở địa phương kiếm thức ăn cho lươn, nhờ đó có thêm thu nhập vào những lúc nhàn rỗi. Với những thành tích đạt được và những đóng góp trên, nhiều năm liên tiếp, ông Hai Ri được T.Ư Hội Nông dân VN tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng hội và phong trào nông dân. Tháng 7.2014, Bộ LĐ-TB-XH tặng bằng khen cho ông Hai Ri vì đã có công tiêu biểu khắc phục khó khăn vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất năm 2014.

Thanh Niên, 13/06/2015
Đăng ngày 14/06/2015
Thanh Đức
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Làm sao để kích thích tính thèm ăn ở tôm

Kể từ khi bắt đầu một vụ nuôi, việc tìm ra cách kích thích tôm ăn nhiều hơn không chỉ là một thách thức mà còn là chìa khóa quan trọng để đạt được năng suất cao trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tôm thẻ
• 09:14 26/05/2024

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:44 24/05/2024

Ngăn chặn sự xâm nhập của các loài chim cò vào ao tôm

Phòng trừ dịch bệnh với rất nhiều biện pháp chặt chẽ cho ao nuôi nhưng đây thực sự mới chính là nỗi lo lắng nhất của các hộ nuôi. Đó chính là sự xâm nhập của các loài chim, cò trắng vào ao nuôi tôm. Vậy tại sao chúng lại đáng sợ như vậy, cùng Tép Bạc tìm hiểu rõ nguyên nhân sau đây nhé!

Chim
• 09:33 23/05/2024

Nước ngọt sinh hoạt có cần xử lý trước khi cấp vào ao không?

Hiện nay nhiều hộ nuôi tôm tại các địa phương có nước sinh hoạt chung là nước ngọt, mặc dù tôm phát triển tốt ở môi trường nước mặn nhưng tại đây vẫn có thể nuôi tốt nếu biết kiểm soát các yếu tố môi trường của ao. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cách người nuôi xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi để đảm bảo tính hiệu quả.

Nuôi tôm nước ngọt
• 10:50 22/05/2024

Làm sao để kích thích tính thèm ăn ở tôm

Kể từ khi bắt đầu một vụ nuôi, việc tìm ra cách kích thích tôm ăn nhiều hơn không chỉ là một thách thức mà còn là chìa khóa quan trọng để đạt được năng suất cao trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tôm thẻ
• 23:08 26/05/2024

Hiện trạng cơ sở chế biến tôm cả nước

Ngày 22/5/2024, tại thành phố Cần Thơ, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch giới thiệu báo cáo điều tra hiện trạng chế biến 2 sản phẩm chủ lực quốc gia là tôm nước lợ và cá tra. Sau đây là hiện trạng cơ sở chế biến tôm nước lợ.

Chế biến tôm
• 23:08 26/05/2024

Điểm khó của nuôi biển

Nuôi biển hiện nay gặp nhiều rào cản cho sự phát triển, bao gồm các yếu tố nội tại mỗi cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã về sự dám làm, dám chinh phục mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đến các rào cản từ thiên nhiên khắc nghiệt, rào cản từ chính sách, pháp luật.

Nuôi biển
• 23:08 26/05/2024

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 23:08 26/05/2024

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga

Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Cá ngừ
• 23:08 26/05/2024